Đậm Sắc Văn Hóa Dân Tộc Tại Tây Nguyên

Ngày đăng bài: 06/05/2023

Hành trình cung đường xanh dọc mảnh đất Tây Nguyên đại ngàn luôn là lựa chọn số 1 cho những du khách muốn trải nghiệm khám phá thiên nhiên cùng bản sắc văn hóa đậm chất riêng của núi rừng. Trước kia Tây Nguyên là vùng đất tự trị, và là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc thiểu số như : Bana, Êđê, Gia Rai, Mạ...và chính truyền thống văn hóa riêng của từng dân tộc đã tạo thành bức tranh văn hóa hoàn hảo từ những mảnh ghép làm cho Tây Nguyên càng thêm đặc biệt. Vietourist sẽ đưa du khách tìm hiểu rõ hơn về các dân tộc nổi bật tại Tây Nguyên qua bài viết này.

1/ Dân tộc Ê Đê

Xét về quá trình hình thành và tồn tại có lẽ Ê Đê là dân tộc có mặt lâu đời nhất tại miền Trung và Tây Nguyên. Đến nay thì người Ê Đê vẫn theo chế độ mẫu hệ, tức là con theo họ mẹ và người nữ sẽ đi cưới chồng.

Về văn hóa nhà ở người Ê Đê nổi tiếng với đặc trưng nhà dài. Nhiều căn nhà dài có khi từ 10 đến 100m tùy theo thành viên của gia đình, và điều đặc biệt để biết được người con gái của gia đình đó đã lấy chồng hay chưa là nếu cửa sổ phòng mở thì đã có chồng, người chồng sẽ ở luôn bên nhà vợ. Một tục lệ nữa của người Ê Đê là tục nối dây, nếu người vợ hoặc người chồng mất sẽ được quyền yêu cầu anh, chị, em bên gia đình người mất tiếp tục làm vợ, chồng để cùng tiếp tục nuôi dưỡng con cái. Nói về văn hóa chắc chắn không thể bỏ qua các lễ hội của người dân Tây Nguyên. Người Ê Đê cũng không ngoại lệ với những lễ hội nổi bật như:

Lễ hội cúng bến nước: tổ chứ sau khi kết thúc mùa rẫy, trong ngày này thì tất cả người dân trong bản sẽ không được đi làm rẫy, đi rừng, không được đi ra suối để lấy nước hoặc tắm giặc và lễ hội này với mong muốn phù hộ cho buôn làng khỏe mạnh, mưa thuận gió hòa và rẫy nương tươi tốt.

Lễ hội ăn cơm mới: được tổ chức sau mùa thu hoạch dịp cuối năm âm lịch. Lễ hội này không tổ chứ tập thể mà sẽ tổ chức từng nhà theo tuần tự đã được bà trước, để tạ ơn thần và tận hưởng thành quả.

Lễ bỏ mã: là một trong các nghi lễ lớn của người Ê Đê khi họ quan niệm rằng khi mất đi, người thân của họ vẫn còn ở xung quanh chỉ khi làm lễ bỏ mã thì mới có thể về thế giới bên kia để tiếp tục đầu thai làm con cháu trong nhà. Điểm đặc biệt là người mất phải còn nguyên vẹn thân xác mới được làm lễ bỏ mã.

2/ Dân tộc Bana

Là một trong những dân tộc thiểu số đông dân cư nhất tại Tây Nguyên. Nếu như người Ê Đê đặc trưng nổi tiếng là nhà dài thì người Bana chủ yếu sống ở nhà sàn và nổi tiếng với văn hóa nhà rông được ví như trái tim của buôn làng, bởi nơi đây là nơi thần linh ngự trị và diễn ra tất cả các lễ hội cũng như sinh hoạt chung của buôn mang giá trị văn hóa tinh thần và nghệ thuật đặc sắc của người Bana. Cũng giống dân tộc Ê Đê, người Bana cũng có những lễ hội đặc sắc:

Lễ hội đâm trâu: là một trong những lễ hội quan trọng hàng đầu của người Bana, nhằm tế thần linh hoặc những người có công chủ trì thành lập buôn làng, ăn mừng mùa màng bội thu.

Lễ thổi tai: nằm trong nghi lễ vòng đời của người Bana kết hợp với lễ đặt tên cầu xin cho bé khỏe mạnh, khôn ngoan, trở thành người tốt của gia đình và cộng đồng.

Lễ mừng lúa mới: diễn ra trong thời gian khi đã thu hoạch xong vụ mùa thắng lợi và cũng là thời gian để cho đất “nghỉ ngơi”. Lễ mừng lúa mới tổ chứ chức để cầu cho cuộc sống ấm no và mùa màng bội thu .

Lễ bỏ mã: cũng giống với người Ê Đê, dân tộc Bana cũng làm lễ bỏ mã cho người thân khí mất đi và xong lễ bỏ mã sẽ đường ai nấy đi từ nay người sống người chết không còn liên quan đến nhau và linh hồn không còn về quấy rầy gia đình nữa.

3/ Dân tộc M’Nông

Cùng với người Ê Đê và Bana thì M’nông là một trong các dân tộc cư trú lâu đời nhất trên mảnh đất Tây Nguyên cùng nhiều văn hóa truyền thống giàu bản sắc, phải nói đến là tục săn bắt và thuần dưỡng voi rừng khi về với khu du lịch Buôn Đôn, Đắk Lắk. Để thuần dưỡng được những chú voi rừng phục vụ cho du lịch như hôm nay thì những Gru, người săn voi phải trải qua vô vàn khó khăn và giai đoạn từ lúc chuẩn bị cho đến khi đem được những chú voi về thuần dưỡng. Tuổi lý tưởng nhất để thuần dưỡng voi rừng là những chú voi con ở độ từ 2-4 tuổi. Độ tuổi này không quá nhỏ cũng chưa quá lớn với bản chất hoang dã thì là thích hợp nhất.

Trải nghiệm về với mảnh đất Tây Nguyên đại ngàn, không chỉ tham quan nhưng con thác nổi tiếng, thưởng thức những ẩm thực độc lạ mà còn được tìm hiểu về đặc trưng các truyền thống văn hóa giá trị của con người, vùng đất này đã hoàn thành mảnh ghép trong bức tranh hình chữ S trên bản đồ Việt Nam.

Nguồn/Ảnh: Sưu tầm

5 (100%) 1 votes
. Có 1 người đánh giá
0899909145